Tại toạ đàm "Tỉnh táo trong cơn sốt đất " do Báo Người Lao Động tổ chức vào sáng 8-4, TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, cho rằng vai trò của truyền thông ở các cấp cơ sơ rất quan trọng, nhất là những địa phương nơi xảy ra sốt đất.
Bởi nếu sốt đất, người dân sẵn sàng bán đất nông nghiệp - vốn là tư liệu sản xuất hằng ngày. Sau đó khi cơn sốt đi qua, họ không biết làm gì để có thêm thu nhập từ đó ảnh hưởng đến xã hội.
Với các nhà đầu tư là doanh nghiệp nước ngoài có dự án đang triển khai ở Việt Nam, có những dự án đã đền bù giải toả 90%-95% nhưng khi giá đất bị đẩy lên dù chỉ còn vài % cần giải phóng mặt bằng để triển khai cũng rất khó thương lượng.
Ông Sử Ngọc Khương- Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam
Vòng đời của 1 dự án khoảng 5 năm nhưng dự án công nghiệp, sản xuất cần tới 20-30 năm nên khi giá đất tăng lên sẽ ảnh hưởng rất lớn. Ở góc độ vĩ mô, địa phương bị mất lực hút, mất sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM, chỉ ra một trong những nguyên nhân khiến tình trạng sốt đất cục bộ là do các ngân hàng gia tăng số dư nợ tín dụng. Trong quý đầu năm 2021, tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng 2,13% nhưng tín dụng bất động sản lại tăng nhanh hơn mặt bằng chung. Nhiều ngân hàng thương mại đang chạy đua cho vay tiêu dùng, trong đó các gói cho vay bất động sản với lãi suất chỉ từ 4,99%-10%/năm. Động thái này của các ngân hàng đã thúc đẩy người dân vay để đầu tư vào bất động sản.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu kiến nghị những giải pháp để kiểm soát sốt đất

Ông Nguyễn Hoàng Minh nói về những vấn đề liên quan tới ngân hàng và sốt đất
Nếu giai đoạn trước, tín dụng bất động sản phát triển quá nóng, có khi chiếm 35%-40% tổng dư nợ, đến nay ngành ngân hàng vẫn rất vất vả để xử lý nợ xấu. Đến nay, việc quản lý vốn tín dụng chảy vào bất động sản là hợp lý, trong tầm kiểm soát. Bởi thực tế trong quá khứ, nhiều ngân hàng đã có những bài học "thấm thía" về cho vay bất động sản, nhất là trong những cơn sốt đất. Do đó, họ rất thận trọng cho vay, để tránh nợ xấu.
Nguồn: Người Lao Động